Học hỏi phản xạ có điều kiện cổ điển

Học hỏi phản xạ có điều kiện là tiến trình sử dụng mối quan hệ thiết lập giữa một tác nhân và phản ứng để tạo lập một phản ứng với nhiều tác nhân kích thích khác nhau. Dễ hiểu hơn, những người làm Marketing sẽ dùng không gian, những hình ảnh, bài hát để tạo ra những liên tưởng dành cho khách hàng về sản phẩm, thương hiệu của mình.

Cụ thể, nếu nhà sản xuất phát một bản nhạc cùng với một thương hiệu cụ thể thì bản thân thương hiệu đó sẽ tạo ra một cảm xúc tích cực. Trong video quảng cáo này, nhãn hàng bánh kẹo Kinh Đô đã mượn khung cảnh chợ Xuân ngày Tết cùng giai điệu bài hát Điệp khúc mùa xuân nhộn nhịp, vui tươi với ca từ “Cùng bánh chúc Tết ngày thiết tha, cùng bánh gắn kết tình chúng ta” như góp phần mang không khí Tết tưng bừng, rộn rã và một hương vị Xuân ngọt ngào đến mọi người như chính thông điệp “Thấy Kinh Đô là thấy Tết” của mình.

Tết là dịp đoàn viên, mọi người cùng quay quần bên nhau, hạnh phúc đón một năm mới ấm no, bình an. Việc dùng hình ảnh những chiếc áo dài, những cành mai vàng, câu đối đỏ, bánh chưng xanh với sắc màu, giai điệu mang đậm âm hưởng, không gian ngày Tết như muốn khắc sâu vào tâm trí khách hàng, gợi cho khách hàng một sự liên tưởng dành riêng cho thương hiệu. Không chỉ dừng lại ở việc thiết lập những hình ảnh gợi sự tương đồng mang đến cho khách hàng những thông tin về thương hiệu mà nhãn hàng Kinh Đô đã khai thác thông điệp “Tết đoàn viên” chạm sâu vào trái tim khách hàng. 


Qua khung cảnh và lời ca trong quảng cáo, Kinh Đô mong muốn mỗi hộp bánh của mình không chỉ chứa hương vị thơm ngon đặc trưng nhất mà còn mang trong mình sứ mệnh là gắn kết tình thân, ghi dấu khoảnh khắc sum vầy ấm áp của gia đình, bạn bè và là thương hiệu của mỗi gia đình dịp Tết đến Xuân về.


Design a site like this with WordPress.com
Get started